Tư vấn
Cách sử dụng lốp xe
(2010-07-20 03:26:00)
Để lốp sử dụng bền gai,để kéo dài tuổi thọ của lốp cần biết một số mẹo nhỏ ngay từ khi lựa chọn lốp. Những yếu tố tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng đối với việc sử dụng lốp.
(2010-07-20 03:26:00)
Để lốp sử dụng bền gai,để kéo dài tuổi thọ của lốp cần biết một số mẹo nhỏ ngay từ khi lựa chọn lốp. Những yếu tố tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng đối với việc sử dụng lốp.
CÁCH SỬ DỤNG LỐP XE
1. Khi lựa chọn lốp mới để lắp vào xe
- Cần phải lựa chọn lốp cùng gai, nếu lắp lốp đã sử dụng cần chọn những lốp có độ mòn gai đồng đều nhau. Bên trong lốp cần thoa một lớp phấn bột Tale trước khi lắp săm vào.
2. Bơm hơi nén
- Đầy đủ theo quy định của từng loại lốp, không quá 0,2 kg/cm2.
- Áp suất hơi lớn hơn quy định lớp bố do quá tải sẽ bị giãn đứt, hoặc lớp cao su mòn không đều chỗ bố giãn quá tải.
- Áp suất hơi yếu: khả năng chịu tải của lốp bị giảm, lốp mau hư, dễ bị lột lớp cao su ở lung vỏ. Kết quả vành mâm xe cắt lớp bào cao su và vải bọc vành tanh(tanol).
- Nhớ kiểm tra áp suất hơi của lốp bằng áp kế.
3. Lốp hư hỏng do quá tải
Nguyên nhân quá tải
- Chở quá tải trọng quy định.
- Chất xếp hàng hoá không cân bằng trọng lượng ở các vị trí trên xe.
- Dùng một lốp thay vì xe cần dùng lốp đôi.
- Dùng một lốp đôi nhưng kích thước không đồng bộ hoặc nội áp hơi không bằng nhau.
- Quá tải lốp bị uốn cong và phình ra, do hậu quả trên nhiệt độ sẽ gia tăng làm vỏ bị phồng tách ra khỏi mặt bố, nổ hông lốp, uốn gãy tanol. Do đó không nên sử dụng lốp trong điều kiện quá tải.
Hiện tượng khi chở quá tải
- Hông lốp bị giãn
- Vành tanol chóng hỏng
- Các tầng lớp bố dễ bị chia tách và nổ.
Chú ý: Khi chở quá tải 40% sẽ giảm tuổi thọ lốp 50%.
Chúng tôi khuyên bạn:
- Khi cần tải nặng(tăng tải) giải pháp tốt nhất là chọn đúng cỡ lốp tải nặng (lốp lớn hơn lốp đang dùng) có lớp bố thích hợp với tải trọng và sức tải cũng tăng lên. Khi lốp hỏng, cần sửa chữa ngay không được chạy cố sẽ dẫn đến hư hỏng các lốp còn lại.
4. Xe vận chuyển trên tuyến đường xấu, gồ ghề hoặc đường dài liên tục.
- Tải trọng của xe có thể tăng lên ở các độ dốc, gồ ghề của mặt đường, xe cần có bộ nhíp tốt để đàn hồi giảm bớt tải trọng nén trên lốp xe.
5. Khi lắp lốp cần kiểm tra
- Bề rộng mâm xe phù hợp với bề rộng lưng lốp, nếu bề rộng của lưng lốp hẹp hơn lốp xe sẽ nhanh mòn vạch cao su ở giữa chân gai lưng lốp.
- Lốp sau thường mòn nhanh hơn lốp trước, lốp bên phải thường mòn nhanh hơn lốp bên trái vì thế cần tiến hành thay đổi vị trí lốp sau khi lăn bánh được 5000km.
6. Cần theo dõi và kiểm tra lốp thường xuyên để phát hiện:
- Trường hợp bị vật cứng chém đứt bố hoặc tróc cao su sau khi xe vận chuyển. Cần sửa chữa ngay nếu không lốp sẽ bị nổ ngay vết chem., nước và hơi ẩm sẽ làm bục bố, phù dộp cao su.
7. Khi xe di chuyển với vận tốc nhanh:
- Xuất hiện lực ly tâm, nếu khối bánh xe không tròn đều, lốp bị đảo, lốp bị mòn không đều dễ bị phá huỷ.
8. Khi không sử dụng xe một thời gian lâu;
- Phải kê(đội hoặc kích) cho các lốp xe lên cao khỏi mặt đất để lốp không bị oval.
9. Một số trường hợp lốp xe bị hư hỏng do chủ quan của người lái xe mà chúng ta có thể tránh được:
- Lái xe chạy sát lể đường, lốp xe dễ bị cọ sát vào bờ lề. Lái xe lên xuống cầu phà.
- Cầu ván thường có lót đế bằng tole, nếu bên ván cầu bị long dính, những góc nhọn của tấm tole sẽ chem vào hông xe dễ làm thủng hông lốp khi lên xuống phà.
- Lốp xe bị cán vào đinh, thủng săm nếu người lái xe không vá ép sửa chữa lỗ đinh trên lốp kịp thời, xe tiếp tục chạy có độ nhún và đàn hồi lốp nơi lỗ đinh, bố chỉ bị xé rách và dần dần thành vết thủng to dễ phá nổ lốp.
- Trong khi xe đang chạy, có một bánh xe bị xì hơi hoặc bị đá chém thủng tài xế phải dừng lại để thay ngay lốp dự trữ, nếu không sẽ làm dộp và dập bố bên trong, lốp xe không thể sử dụng và sửa chữa được nữa.